Hiện nay, để có một sản phẩm hay dịch vụ đạt được tiêu chuẩn về chất lượng hay số lượng thì bắt buộc phải có một mức tiêu chuẩn để làm ranh giới định hình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được quy chuẩn là gì và một số quy định về quy chuẩn.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công bố tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định 78/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Quy chuẩn là gì?
Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình,… phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cũng được hiểu như sau: tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này
Một số quy định về quy chuẩn
Thứ nhất, hệ thống và ký hiệu
- Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
+ Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP;
- Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
+ Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN
+ Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS;
Thứ hai, nguyên tắc, phương thức áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội khác
- Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện;
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật