Cá tính trong không gian nhà ở cũng giống như tính cách của chủ nhân ngôi nhà. Nó luôn tồn tại dưới nhiều cung bậc khác nhau. Ngày nay, với sự thay đổi không ngừng của nhu cầu xã hội. Con người cần tìm đến cái tôi, dấu ấn riêng mình. Để cảm nhận được giá trị thực và giá trị tinh thần trong chính ngôi nhà của mình.
Một không gian nhà ở có cá tính hay đơn điệu, nhợt nhạt phụ thuộc vào tính cách của gia chủ và tài nghệ của người thiết kế. Khi hai đối tượng này càng có sự đồng cảm sẽ khiến tổ ấm trở nên trọn vẹn hơn. Ở bài viết này, cùng Acomhomes tìm hiểu về cách xây dựng cá tính cho không gian sống.
Vậy biểu hiện cho cá tính của không gian nằm ở đâu?
Yếu tố vật chất hay tinh thần chi phối tới các đặc trưng trong không gian?
Theo quan niệm hình, lý, khí của triết học phương Đông. Các cấp độ tạo nên cá tính cho một không gian ở bao gồm: Vỏ kiến trúc, bố trí nội thất và cuối cùng là sự xuất hiện của con người trong không gian cùng các hoạt động của họ. Nói cách khác, các không gian nhà ở được “định dạng” bởi hai yếu tố vật chất và tinh thần.
Thực tế cho thấy một thiết kế nội thất thành công. Thường tiếp cận, nắm bắt được trước hết là cái “khí” của không gian. Bao gồm các giá trị tinh thần gắn bó chặt chẽ tới người sử dụng.
Các tâm trạng, cảm xúc và tương tác giữa người với người. Hay giữa con người với không gian đó luôn được định hướng trước hết, nó dẫn dắt cả quá trình thiết kế.
Tất cả những sở thích cá nhân, thói quen sinh hoạt cho tới gia phong của một gia đình. Sẽ quyết định cái không khí trong nhà mà chỉ ngôi nhà đó mới có. Chính điều đó đòi hỏi việc tổ chức nội thất tương thích.
Từ bộ bàn ghế tiếp khách, cái bàn ăn hay khu bếp,… Sẽ luôn được chủ nhân lựa chọn hoặc thiết kế riêng sao cho phù hợp các nhu cầu riêng của gia đình.
Cái “khí” là cấp độ cao nhất nói lên bản chất của cá tính không gian. Vì trên hết nó đề cao vai trò chủ thể của con người.
Thậm chí ta có thể hình dung khi để hai gia đình sống trong hai căn hộ có nội thất hoàn toàn giống nhau. Thì sau một thời gian ngắn thôi, các không gian đó sẽ được điều chỉnh lại theo hướng không giống nhau.
Trong mối quan hệ Con người – Nội thất – Kiến trúc nếu con người được xem là trung tâm, là yếu tố tinh thần. Thì nội thất là yếu tố vật chất kế cận.
Với các thành phần mà con người luôn sử dụng tiếp xúc trực tiếp hàng ngày như bàn ghế, giường, tủ,… Cho tới các bề mặt trần, tường, sàn thì nội thất là yếu tố trung gian kết nối con người với công trình.
Nội thất là khâu hoàn thiện một ngôi nhà thành một tổ ấm. Với những yếu tố cấu thành khá linh hoạt và tùy biến. Thì nội thất là yếu tố vật chất góp phần trước hết tạo nên cá tính cho không gian. Nội thất cũng là yếu tố dễ dàng nhất kiến tạo hay thay đổi cảm xúc của một không gian.
Ví dụ đơn giản nhất là chỉ cần đổi một bức tranh lớn trong phòng khách thì cả không gian sẽ biến đổi theo. Trên thực tế, các nhà thiết kế và các KTS thường tạo dấu ấn cho không gian trong quá trình thiết kế nội thất.
Đặc biệt khi mà cái vỏ kiến trúc đang ngày càng được thống nhất hóa. Trong các dãy nhà lô, biệt thự được xây dựng sẵn hay trong các căn hộ chung cư rập khuôn từ trên xuống dưới
Tính cách của gia chủ biểu hiện qua “phong cách” sinh hoạt của gia đình. Được người thiết kế cảm và thấu hiểu. Chính nó góp phần tạo nên những dấu ấn trong không gian một cách tự nhiên nhất.
Những dấu ấn này có thể biểu hiện mạnh mẽ trong hình thức, chất liệu, màu sắc. Nhưng cũng có thể nhuần nhuyễn, mềm mại, vô hình.
Trên đây Acomhomes chia sẽ kiến thức về cách xây dựng cá tính cho không gian sống. Hy vọng sẽ giúp bạn hình dung được cá tính của mình. Để hỗ trợ kiến trúc sư thể hiện được cá tính của bạn. Nếu còn có những thắc mắc. Đừng ngại nhắc máy và gọi cho bp tư vấn của Acomhomes