Theo quy định của nhà nước trước khi tiến hành xây dựng một công trình nào đó cần phải làm thủ tục xin phép xây dựng. Chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền thông qua giấy phép xây dựng thì công trình mới được khởi công. Thủ tục xây dựng nhà ở gồm những công việc gì? Hãy cùng Acomhomes tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Giấy phép xây dựng là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ có mẫu được cơ quan nhà nước quy định. Điều này giúp cho cơ quan có thẩm quyền tại nơi diễn ra công trình dễ dàng quản lý. Cho phép tổ chức, cá nhân được phép xây dựng các công trình như nhà ở, nhà xưởng,…
Bất kể các tổ chức hay cá nhân nào khi muốn thi công một công trình nào đó. Cần phải thực hiện theo đúng những gì ghi trong giấy phép xây dựng quy định và không được phép xây dựng quá phạm vi cho phép.
Trong trường hợp vượt quá phạm vị sẽ bị coi là vi phạm. Các tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại sao cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ?
Xin cấp giấy phép xây dựng là một thủ tục pháp lý bắt buộc. Được pháp luật quy định đối với việc xây dựng các công trình. Điều này nhằm giám sát được những cơ sở hạ tầng. Để không để ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên, môi trường di tích văn hóa,..
Việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hay các hộ gia đình. Có thể thực hiện thi công công trình một các nhanh chóng và thuận tiện.
Ngoài ra việc xin cấp phép còn giúp các cơ quan quản lý địa phương dễ dàng kiểm soát. Đảm bảo việc quản lý công trình xây dựng theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, việc làm này còn giảm thiểu những rủi ro trong các vấn đề tranh chấp kiện tụng liên quan đến công trình xây dựng. Hơn nữa, đây sẽ là căn cứ để xử lý các vi phạm trong quá trình xây dựng theo quy định của nhà nước.
Các trường hợp nhà ở phải làm thủ tục xây dựng
Đối với các công trình nhà ở thuộc 4 trường hợp sau sẽ phải làm thủ tục xây dựng nhà:
- Những công trình nhà ở riêng lẻ trong khu vực đô thị. Ngoại trừ trường hợp những công trình này có quy mô dưới 7 tầng. Và nằm trong các dự án được đầu tư xây dựng đô thị. Các dự án đầu tư có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được kiểm duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các công trình nhà ở riêng lẻ tại vùng nông thôn. Có quy mô dưới 7 tầng nhưng phải thuộc khu vực được quy hoạch để xây dựng các khu chức năng. Hoặc các dự án quy hoạch điểm dân cư nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các công trình nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu di tích lịch sử, di tích văn hóa, khu bảo tồn,…
- Các công trình nhà ở riêng lẻ có quy mô nhiều hơn 7 tầng ở nông thôn.
Những giấy tờ cần có trong hồ sơ xin phép xây dựng
Theo như nhà nước quy định trong Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu do nhà nước ban hành
- Các giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai. Như: sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Bản thiết kế thi công hoặc bản thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Như: sơ đồ vị trí công trình và bản vẽ mặt bằng trên đất. Bản vẽ mặt bằng của các tầng. Bản vẽ mặt móng theo sơ đồ đấu nối hệ thống kỹ thuật thoát nước, cấp nước, cấp điện, xử lý rác thải.
- Trường hợp công trình có tầng hầm. Cần phải bổ sung văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư. Nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận vào trong hồ sơ.
- Đối với các công trình xây dựng gần công trình liền kề liền kề. Phải có bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình liền kề của chủ đầu tư
Cẩm nang xây dựng nhà ở từ A-Z dành cho chủ nhà
Thủ tục xây dựng nhà ở
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư là hộ gia đình hoặc cá nhân phải nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công. Hoặc tại trụ sở UBND cấp huyện/quận/thị xã/ thành phố nơi thi công công trình.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan chức năng nơi chủ đầu tư nộp hồ sơ. Sẽ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng của cá nhân, tổ chức. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ.
- Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và đúng theo quy định. Người có thẩm quyền tại nơi nhận hồ sơ sẽ tiến hành ghi giấy biên nhận và trao lại giấy này cho người nộp.
- Ngược lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng như quy định. Sẽ được hướng dẫn để có thể hoàn thiện hồ sơ cho đúng và đủ như quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu xin cấp phép xây dựng
Thời hạn thẩm định, kiểm tra xác minh và giải quyết thường diễn ra trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả cho chủ đầu tư
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét để tiến hành cấp giấy phép. Trường hợp cần xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do. Nhưng không vượt quá 10 ngày.
Tuy nhiên, thông thường khi gia chủ lựa chọn gói thi công phần thô hoặc hoàn thiện. Thì đơn vị thi công sẽ hỗ trợ thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở cho bạn. Để tránh phức tạp và gây khó khăn trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ xin phép.
Bạn dự định xây nhà. Tham khảo ngay quy trình chuẩn nhất!
Trên đây là những chia sẻ của Acomhomes về thủ tục xây dựng nhà ở. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin cần thiết đến tất cả mọi người.