Ngày nay, với yêu cầu công trình phải An toàn – Thích nghi – Tiện ích – Bền vững. Trước những tác động của dịch bệnh và thiên tai đang diễn ra rất khắc nghiệt và lan rộng.
Đòi hỏi nền kiến trúc Việt Nam nói chung và các yêu cầu về kiến trúc công trình nói riêng. Cần phải có định hướng và cách tiếp cận mới để giảm thiểu những thiệt hại. Về con người, tài sản trước những thảm họa về thiên tai và dịch bệnh.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, đang trở thành một phần không thể thiếu trong thiết kế, quy hoạch, thi công các công trình xây dựng.
Đã đặt ra cho những nhà quy hoạch và các kiến trúc sư phải có sự thay đổi trong xây dựng ý tưởng. Và lựa chọn giải pháp kiến trúc phù hợp. Nhằm có được những công trình đạt tiêu chí hoàn hảo về chất lượng. Hoàn mỹ về thiết kế, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng cao của con người.
Đề ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kiến trúc xanh được coi là mô hình lý tưởng tại các nước phát triển. Đây cũng là hướng phát triển chủ đạo của thế giới trong thế kỷ XXI.
Kiến trúc xanh (Green Building, Green Architecture) đòi hỏi các giải pháp đề xuất trên 4 lĩnh vực: Giảm năng lượng sử dụng; Giảm thiểu ô nhiễm bên ngoài và làm tôn hại môi trường; Giảm năng lượng và tiêu hao tài nguyên; Giảm thiểu ô nhiễm bên trong và tốn hại sức khoẻ con người.
Hay nói một cách khác, kiến trúc phải thân thiện với môi trường tự nhiên. Không làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của môi trường sống trên trái đất.
Theo tiêu chí về kiến trúc xanh do Hội Kiến trúc sư Việt Nam công bố. Kiến trúc xanh là công trình được xây dựng trên địa điểm bền vững. Môi trường sống bên trong có chất lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả. Hòa nhập môi trường nhân văn; kiến trúc hiện đại, có bản sắc.
Trong phát triển đô thị hiện nay, một số mô hình tiến bộ, như: đô thị xanh, sinh thái, đô thị thông mình. Đô thị cần được tạo dựng tính thích ứng để có thể phát triển bền vững… cùng với việc coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.
Đang là xu hướng chung của các đô thị. Và nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, của các chuyên gia và doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng. Số hóa ngành Xây dựng ngày nay là một trong những cơ hội lớn nhất cho các nhà đầu tư. Thu hút sự chú ý toàn cầu của các nhà quản lý, nhà làm chính sách và các chuyên gia quy hoạch đô thị.
Kiến trúc và là một trong những lĩnh vực có thể tắc động đến tương lai của nhân loại.
Internet vạn vật (IoT), thiết kế tái tạo và tham số, trí tuệ nhân tạo, robot, in 3D, dữ liệu lớn và thực tế ảo… là một số công cụ mới có thể làm thay đổi suy nghĩ của kiến trúc sư.
Khi thiết kế và xây dựng các thành phố của tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc kiến trúc sư chấp nhận. Và áp dụng các công nghệ mới vào thiết kế là một xu thế tất yếu.
Ngoài ra, các yếu tố như vật liệu xây dựng mới, mật độ đô thị, dữ liệu lớn (Big Data) và hành vi của con người. Cũng có tác động đến định hướng phát triển kiến trúc tương lai. Điều này sẽ đưa ra các thiết kế thông minh hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của con người.